NHA CHU - CẠO VÔI
Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Một răng lành mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Nướu tốt là nền tảng cho hàm răng tốt.
Bệnh nha chu là tình trạng vi khuẩn đã xâm nhập gây hại cho răng, khiến các mô nướu bị viêm, chân răng bị ăn mòn, dẫn đến tình trạng lung lay răng, rụng răng,…
Nguyên nhân của bệnh viêm nha chu?
Nguyên nhân chính của bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám dọc theo cổ răng, khe răng. Vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám này sẽ gây viêm nướu răng. Theo thời gian, mảng bám răng bị vôi hóa (cứng dần) thành vôi răng. Khi ấy, nướu sẽ bị viêm nặng hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu.
Ngoài ra, bệnh nha chu còn xuất phát từ những yếu tố sau:
+ Thường xuyên hút thuốc lá
+ Chế độ và thói quen ăn uống thiếu hợp lý: ăn nhiều đồ ngọt ban đêm mà không đánh răng, thức ăn bám trên răng,…
+ Tâm lý căng thẳng
+ Các bệnh gây ảnh hưởng: bệnh tiểu đường, các bệnh về đường tiêu hóa, các loại bệnh ảnh hưởng tới hệ miễn dịch (bệnh bạch cầu, nhiễm HIV/AIDS).
Triệu chứng của bệnh viêm nha chu
Bệnh có 8 triệu chứng:
+ Nướu chảy máu khi chải răng.
+ Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu.
+ Vôi răng đóng ở cổ răng.
+ Hôi miệng
+ Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra.
+ Có cảm giác không bình thường khi nhai.
+ Răng lung lay.
+ Răng dịch chuyển và thưa dần.
Tác hại của bệnh nha chu
Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, lệch răng, lung lay răng, bệnh nha chu còn gây hôi miệng làm người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp, bị cô lập trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bệnh còn có biến chứng như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống gây nên chứng đau dạ dày ở người bị nha chu.
Điều trị viêm nha chu tại nha khoa Bác sĩ Hòa huyện Trần Văn Thời Cà Mau
Khi bị bệnh nha chu cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp kịp thời, tránh cho bệnh nặng thêm và gây biến chứng. Hiện nay, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh và sự phát triển của bệnh nha chu mà các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:
Điều trị khẩn cấp
Với những trường hợp phát hiện bênh nha chu khi nhận thấy có biểu hiện bị sưng ở vùng nướu, niêm mạc có màu đỏ, đau và có ổ mủ thì sẽ được chỉ định thực hiện điều trị nha chu khẩn cấp. Lúc này, việc điều trị nhằm mục đích giúp giảm đau, chống nhiễm trùng và hạn chế các tổn thương tới hệ răng nướu.
Điều trị không phẫu thuật
Phương pháp này được áp dụng phổ biến tại các phòng khám nha khoa cho các bệnh nhân điều trị. Thông thường, điều trị bệnh nha chu không phẫu thuật được tiến hành như sau:
Trước tiên, nha sĩ sẽ khám và đánh giá các yếu tố thuận lợi cho sự lưu giữ mảng bám, cản trở vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám vi khuẩn. Nếu là trường hợp có thể chỉnh sửa được răng thì sẽ tiến hành chỉnh sửa. Các trường hợp nặng thường được chỉ định nhổ răng và cạo cao răng. Tất cả quy trình và phương pháp sẽ được thực hiện theo các bước và bằng các dụng cụ chuyên dụng.
Phòng ngừa bệnh nha chu
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu. Bệnh nha chu có thể phòng ngừa được dễ dàng bằng những biện pháp tại nhà hằng ngày:
+ Tránh hút thuốc lá
+ Chải răng đúng phương pháp, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
+ Không chải răng bằng phương pháp chải ngang vì khó làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng; mặt khác, dễ gây hại nướu và răng.
+ Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở khe răng. Không nên dùng tăm xỉa răng đâm xọc qua các khe răng vì sẽ gây hở khe răng, gây chảy máu lâu dần sẽ đưa đến viêm nướu. Cần cẩn thận khi dùng tăm xỉa răng.
+ Khám răng định kỳ và thường xuyên tại phòng Nha để nha sĩ phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Bệnh nha chu được phát hiện sớm sẽ điều trị được dễ dàng. Nếu không điều trị sớm, bệnh tiến triển nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều, kết quả ít khả quan hơn.
Cạo Vôi Răng Ở Trần Văn Thời, Cà Mau
Cạo vôi răng tại Nha khoa Bác sĩ Hòa
Quá trình chăm sóc răng miệng rất quan trọng đối với chúng ta. Nếu làm không kỹ lưỡng có thể gây ra bệnh răng miệng như: sâu răng, bệnh nha chu, hôi miệng… nhưng không phải tất cả mọi người đều làm tốt.
Vì chúng ta chỉ chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày nhưng vẫn còn nhiều người không quan tâm tới việc cạo vôi răng.
Vôi răng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hôi miệng và bệnh viêm nha chu với những biểu hiện như nướu sưng đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, tụt nướu, tiêu xương ổ răng, làm răng dài ra và lung lay, cuối cùng có thể dẫn đến rụng răng. Do đó cạo vôi răng thường xuyên là 1 điều nên làm 6 tháng 1 lần.
thông thường nên đi cạo vôi răng và đánh bóng răng 6 tháng một lần, ngoài trừ những trường hợp bệnh nhân bị bệnh nha chu nặng thì có thể cạo 3 tháng một lần, tùy theo chỉ định của nhà chuyên môn. Nếu chải răng đúng phương pháp và đúng thời điểm, vôi hình thành ít hơn thì chỉ cần cạo vôi răng một lần mỗi năm.
Không nên đợi có vôi răng mới đi cạo vôi răng, vì khi vôi răng hình thành thì nó đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.